Xây dựng tháp dinh dưỡng chuẩn cho trẻ

Xay-dung-thap-dinh-duong-chuan-cho-tre

Dinh dưỡng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối sự phát triển của con trẻ. Để cung cấp dinh dưỡng cần thiết, người ta thường dựa vào tháp dinh dưỡng. Vậy, tháp dinh dưỡng chuẩn cho trẻ được xây dựng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Tháp dinh dưỡng là gì?

Từ lâu tháp dinh dưỡng đã được biết đến là mô hình như kim tự tháp gồm các loại thực phẩm ăn uống. Nội dung của nó thể hiện các nhóm thực phẩm chứa dinh dưỡng cần thiết và lành mạnh, tốt cho sức khỏe và cơ thể. Thông qua kết cấu tháp từ đỉnh xuống đến đáy, người ta nắm được các nhóm thực phẩm được khuyến nghị ăn với số lượng phù hợp trong một ngày. Tương ứng với phần đỉnh tháp nhỏ dần là những thực phẩm nên hạn chế ăn, còn nhóm thực phẩm từ thân tới phần đáy tháp được khuyến khích ăn nhiều hơn.

Tháp dinh dưỡng được xây dựng bởi các chuyên gia nghiên cứu về thực phẩm, do đó nó mang tính khuyến nghị và tiêu chuẩn cao.

Thao-dinh-duong-la-gi
Tháp dinh dưỡng là gì

Kết cấu của tháp dinh dưỡng dành cho trẻ em

Tháp dinh dưỡng cho trẻ được thể hiện với đáy tháp rộng và đỉnh tháp dần nhọn lên trên, tương ứng với số lượng thực phẩm trẻ cần ăn trong một ngày. Các tầng tháp gồm có:

Tầng 1: Gồm 2 nhóm gia vị là muối và gia vị mặn, đường và đồ ngọt

Iot là chất quan trọng trong phát triển não bộ của trẻ, nhưng chỉ nên hấp thụ một lượng nhỏ. Đối với những trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ không nên nêm mắm, muối vào thức ăn, tránh việc bé quen ăn mặn từ nhỏ. Còn trẻ từ 1 – 6 tuổi, chỉ nên bổ sung từ dưới 3g muối và 10g đường mỗi ngày.

Tầng 2: Gồm các thực phẩm cung cấp chất béo như dầu, mỡ, bơ

Chất béo cung cấp năng lượng cao và làm tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ. Đồng thời, chất béo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hấp thu vitamin A, D, K, E. Mỡ động vật như gà, lợn có các axit béo không no cần thiết cho quá trình phát triển não bộ của trẻ. Chế độ ăn của trẻ từ 3 đến 6 tuổi cần đến 5 đơn vị dầu mỡ, mỗi đơn vị tương ứng với 6g bơ, 5g dầu (dầu oliu nguyên chất, dầu đậu nành,…).

Nhom-thuc-pham-cung-cap-chat-beo-cho-tre
Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo cho trẻ

Tầng 3: Sữa và chế phẩm từ sữa

Sữa là thực phẩm thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Các loại sữa có dinh dưỡng phù hợp cho trẻ là sữa tươi không đường, ít đường, sữa công thức,… Hoặc các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, bơ sữa…giúp bổ sung canxi, tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên cũng cần sử dụng lượng phù hợp với độ tuổi trẻ để tránh bị dung nạp đường quá mức gây béo phì hoặc đái tháo đường.

Sua-va-che-pham-tu-sua-luon-la-thuc-pham-yeu-thich-cua-tre
Sữa và chế phẩm từ sữa luôn là thực phẩm yêu thích của trẻ

Đối với trẻ 6 tháng đến 1 tuổi, nên cho bé uống sữa 3-6 lần/ngày, 170-250ml/lần.Trẻ từ 3 đến 5 tuổi nên tiêu thụ 4 đơn vị sữa không quá 500ml mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết.

Tầng 4: Thực phẩm giàu đạm gồm thịt, thủy sản, trứng và đậu, đỗ

Đạm động vật có chứa nhiều acid amin và các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm… rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Đạm động vật có trong các loại thịt đỏ, cá, trứng, tôm cua,… Đạm thực vật là đạm từ các loại hạt, loại đạm này có chất lượng tốt hơn đạm động vật. Nếu chế độ ăn thiếu  đạm sẽ làm cho trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đạm sẽ ảnh hưởng không tốt cho gan và thận của trẻ.

Đối với trẻ từ 6-12 tháng tuổi cần 12-25g đạm/ngày, trẻ từ 1-6 tuổi cần 35-55g/ngày. Trẻ em từ 3 đến 6 tuổi cần tiêu thụ chất đạm khoảng 35-44g/ ngày.

Thuc-pham-giau-dam-cung-cap-dinh-duong-thiet-yeu-cho-tre
Thực phẩm giàu đạm cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ

Tầng 5: Các loại tinh bột và ngũ cốc

Tinh bột mang lại nguồn năng lượng lớn cho trẻ, nhất là ở độ tuổi năng động từ 3-6 tuổi. Tinh bột thường có trong gạo, mì, bún, phở hoặc các loại củ như khoai tây, khoai lang, bí đỏ….Với trẻ từ 1-3 tuổi sẽ cần 85g-142g tinh bột trong một ngày. Ngoài ra có thể xay sinh tố cho trẻ uống dưới 180ml/ngày để trẻ dễ thấp thu rau củ quả hơn.

Đối với trẻ từ 3 tới 6 tuổi cần được cung cấp 5-6 đơn vị ngũ cốc, tương ứng khoảng trên 80g. Các thực phẩm chứa tinh bột dồi dào phù hợp với trẻ ở độ tuổi này là cơm, bánh mì, ngũ cốc hay các loại hạt đã qua chế biến. Bên cạnh đó, trẻ cần được cung cấp 2 đơn vị rau, 2 đơn vị quả mỗi ngày, mỗi đơn vị tương ứng với 80g.

Tầng 6: Rau, củ, quả, khoáng chất, vitamin và chất xơ

Bên cạnh đó, các chất khoáng đóng vai trò thiết yếu trong sự tạo xương, tạo răng, quá trình sản sinh máu và các chức năng sinh lý khác. Các chất khoáng cần thiết như: canxi, photpho, sắt, kẽm…. Canxi có nhiều trong sữa và các loại nhuyễn thể (tôm, cua, ốc, trai…). Photpho có nhiều trong các loại lương thực, ngũ cốc. Do đó, cần đảm bảo cho trẻ ăn rau, củ, quả thường xuyên.

Ngoài ra, để chuyển hóa được canxi và photpho, cơ thể trẻ cần hấp thụ vitamin D từ lòng đỏ trứng, thịt, gan và từ ánh nắng mặt trời trước 8h sáng.

Rau-cu-qua-ho-tro-tieu-hoa-cua-tre
Rau củ quả hỗ trợ tiêu hóa của trẻ

Đối với trẻ từ 2-6 tuổi cần ăn rau xanh  với lượng là 220gram/ ngày, trái cây khoảng 220 gram/ ngày. Bổ sung Vitamin A: 400-450 mg/ngày từ  nhiều loại rau củ có màu đỏ, da cam như cà chua, cà rốt,…Vitamin D: 400UI/ngày, Vitamin C: 30mg/ngày, cha mẹ nên cho trẻ uống nước cam, bưởi, chanh,…Ngoài ra, cần bổ sung sắt: 7-8 mg/ngày và kẽm : 8-10mg/ngày cho quá trình tạo máu.

Tầng 7: Nước

Nước giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các loại dinh dưỡng, và hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất thải, độc tố ra khỏi cơ thể. Bộ Y tế khuyến nghị trẻ cần uống nước dựa trên khối lượng cân nặng như sau:

–         100ml/kg/ngày (với trẻ có  cân nặng từ 1-10kg);

–         1000ml + 50ml/kg cân nặng (cho mỗi kg cân nặng từ 11-20kg)/ngày;

–         1000ml + 50ml/kg cân nặng (cho mỗi kg cân nặng từ 11-20kg)/ngày;

–         1500ml + 20ml/kg (cho mỗi kg cân nặng từ 21kg trở lên)

Tuy nhiên, cha mẹ có thể điều chỉnh lượng nước con uống do cơ thể còn hấp thu nước từ các thực phẩm khác như rau, củ, quả, nước ép hoặc sữa.

Cơ thể của trẻ có tốc độ phát triển nhanh chóng, các cơ quan trên cơ thể cũng liên tục tăng sự trao đổi chất dẫn đến cần nhiều năng lượng hơn. Do đó, ở mỗi nhóm tuổi trẻ có một nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng khác nhau, cha mẹ cần cân nhắc lựa chọn lượng thức ăn phù hợp cho con em mình.

Ý nghĩa của tháp dinh dưỡng

Nhờ ăn các loại thực phẩm và lượng tiêu thụ phù hợp, con người ở bất kỳ độ tuổi nào sẽ có một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng. Từ đó, tạo nên một cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật.

Đối với trẻ em, việc cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng giúp con phát triển một cách toàn diện cũng như tạo tiền đề tốt cho quá trình lớn lên về sau. Đặc biệt là việc áp dụng tháp dinh dưỡng cho trẻ từ nhỏ sẽ giúp các con xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, đủ chất. Ngoài ra cũng giúp trẻ có thể đa dạng hóa thực phẩm nạp vào cơ thể, làm quen với các loại thực phẩm mới, hạn chế sự kén ăn ở trẻ. Nhờ chế độ ăn tốt có thể giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về thừa cân, suy dinh dưỡng, thấp còi,…

Trên đây là thông tin về xây dựng tháp dinh dưỡng chuẩn cho trẻ em. Hi vọng những chia sẻ nêu trên sẽ hữu ích đối với quý độc giả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *